Các loại mây là gì? Có bao nhiêu loại mây?
Mây là một hiện tượng tự nhiên kỳ diệu chứa đựng nhiều bí ẩn khiến chúng ta không khỏi tò mò. Theo như tổ chức WMO thì hiện tại tồn tại hơn 100 đám mây trên bầu trời. Tuy nhiên chúng có thể được phân xếp thành 10 nhóm với những đặc điểm cơ bản chung. Vậy dưới bài viết này hãy cùng khám phá có bao nhiêu loại mây nhé?
Mây là gì?
Mây là hiện tượng được hình thành do sự ngưng tụ của hơi nước từ trên cao tạo thành những giọt nước và hạt băng. Kích thước nhỏ đến mức trọng lượng của chúng cân bằng với lực ma sát ngay cả khi chúng rơi với tốc độ nhỏ nhất. Tốc độ rơi của giọt nước chỉ bằng vài phần mười cm trong 1 giây
Mây đóng vai trò vô cùng quan trọng để phân bổ nhiệt độ và sự lưu thông của năng lượng hệ thống. Mây có thể gây ra mưa, tuyết, sương mù và bão. Hơn hết, mây cũng tác động đến sự khúc xạ mặt trời, ảnh hưởng đến khí hậu và khả năng con người nhìn thấy và cảm nhận thời tiết
Nguyên nhân hình thành nên mây
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra sự hình thành của mây trong khí quyển Trái Đất
- Các hạt nhỏ của nước và băng ngưng tụ lại trong không khí tạo thành các giọt nước hoặc hạt băng. Vì do nhẹ và nổi lên do sức nâng, quá trình tạo góp phần tạo các hạt nhỏ nổi lên và hình thành mây
- Độ ẩm tăng cao, không khí ấm lên, tạo ra nhiều hơi nước. Không khí lên cao và bị làm lạnh, độ ẩm tăng cao hơn và hơi nước trong không khí bắt đầu ngưng tự lại thành các hạt nhỏ
- Do khí quyển tác động vào như gió hay luồng khí có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của mây. Cũng có thể làm mây tăng hoặc giảm hoặc thay đổi độ dày, mỏng
Nhìn chung, mây được hình thành do sự tác động giữa hơi nước, độ ẩm, nhiệt độ và sự di chuyển của khí quyển. Quá trình này diễn ra liên tục trong khí quyển và dẫn đến sự hiện diện của các đám mây khác nhau trên bầu trời
Có bao nhiêu loại mây?
Theo như tập bản đồ mây của tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết có hơn 100 loại mây khác nhau. Tuy nhiên chúng có thể được xếp vào 10 loại cơ bản dựa trên hình dáng và độ cao của bầu trời
Có bao nhiêu loại mây?
1. Mây tích (Cumulus)
Đây là loại mây có hình dạng bồng bềnh, hình trụ, hình tháp với phần đáy phẳng và phần đỉnh hơi gồ ghề. Loại mây này có độ cao từ 500-1500m. Bạn sẽ nhìn rõ thấy chúng vào ban ngày, các đường viền sáng chói. Mây tích cho mưa rào. Mây tích còn được chia thành các loại như sau:
- Mây Cu Fra: chúng có hình dạng mảnh không đều nhau, di chuyển nhanh có độ cao từ 50-300m
- Mây Cu Hum: mây này được phát triển theo chiều thẳng đứng, dáng thường đẹp, chiều cao nhỏ hơn chiều ngang
- Mây Cu Med: phát triển theo chiều thẳng đứng trung bình, đỉnh thể hiện những chỗ sùi nhỏ
- Mây Cu Con: phát triển theo chiều đứng rõ rệt, những chỗ sủi lên ở bộ phận thường giống hoa cải
2. Mây tầng (Stratus)
Dáng mây này được tạo thành các tầng nằm ngang với phần chân mây đồng nhất, khá bằng phẳng, có màu sẫm trắng. Chúng thường được dùng chỉ các dạng mây dẹt, bay lơ lửng trên bầu trời. Độ cao khoảng từ 200-1000m, thường cho mưa phùn nhỏ, mưa lâm râm. Đây là một trong nguyên nhân gây mưa đá, làm bầu trời trở nên u ám, gây sương mù nhẹ
3. Mây tầng tích (Stratocumulus)
Đặc điểm của loại mây này là phồng lên, có từng mảng khi nhìn thấy có vệt xanh. Độ cao của loại mây này từ 1-2km trải dài trên bầu trời tạo thành một lớp mây trắng hoặc xám
4. Mây trung tích (Altocumulus)
Những dải mây này thường được tạo thành những khối lớn, có hình thù đa dạng khác nhau và được xếp thành các dải song song. Độ cao trung bình khoảng 2400-6100m, thường xuất hiện trong khí quyển
5. Mây vũ tầng (Nimbostratus)
Loại mây này không có hình dạng cố định nào cả, nhưng chúng có độ dày lớn, chiều dày khoảng vài km. Mây vũ tầng thường có màu xám, điểm sáng không thể chiếu qua nó. Mây này thường cho mưa phùn hay tuyết tới mặt đất
6. Mây trung tầng (Altostratus)
Loại mây này có thể che phủ một phần hoặc toàn bộ mặt trời. Chúng có màu xám hoặc xám đen và ít gây mưa. Khi nhìn vào bạn vẫn có thể nhìn thấy bóng mờ ảo của mặt trời. Độ cao của loại mây từ 2-3km
7. Mây ti (Cirrus)
Là những đám mây mảnh dẻ có kiến trúc sợi không có bóng, thường có màu trắng, nhiều khi có vẻ sáng như tơ. Hơn nữa, mây ti thường tồn tại ở độ cao khoảng 8km và chứa rất ít hơi nước nên ta chỉ có thể nhìn thấy vệt sáng trên bầu trời
8. Mây ti tích (Cirrocumulus)
Mây ti tích được hình thành từ các ti thể băng nhỏ, tạo thành mây trắng, bay lơ lửng trên cao. Đây chính là nguyên nhân gây ra tuyết rơi. Loại mây này thường có độ cao 7km, không gây ra mưa
9. Mây ti tầng (Cirrostratus)
Là những đám mây trắng xóa và có thể bao phủ hoàn toàn bầu trời. Đặc điểm của loại mây này thường xuất hiện một vòng tròn sáng xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng, khá trong suốt và dễ gây mưa
10. Mây vũ tích (Cumulonimbus)
Là những khối mây dày đặc, phát triển theo chiều thẳng đứng, nhô lên thành hình trái núi, ngọn tháp. Độ cao của loại mây này lên đến chục km. Chúng được cấu tạo bởi những tinh thể băng. Mây vũ tích gây mưa lớn, mưa rào to, kèm theo sấm chớp
Tổng Kết
Trên đây là thông tin được tổng hợp để giải đáp cho bạn “có bao nhiêu loại mây?”. Hy vọng những thông tin liên quan được chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn trong công việc tìm hiểu về mây nhé. Đừng bỏ qua những bài viết khác từ hệ thống của chúng tôi